|

Hoạt động của Bộ Công An

Hội thảo trực tuyến: Luận cứ khoa học cho việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới

Lượt xem:

Ngày 18/01/2024, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Luận cứ khoa học cho việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới” bằng hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến. Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Bộ Công an dự và chỉ đạo Hội thảo. Tại điểm cầu An Giang, dự Hội nghị có đồng chí Đại tá Bùi Tấn Ân, Phó Giám đốc Công an tỉnh.

Responsive image

Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Bộ Công an phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Bộ Công an)

          Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung tham luận, cung cấp những góc nhìn đa dạng, nhiều chiều, làm rõ 02 vấn đề chính là: Xác lập những luận cứ lý thuyết, thực tiễn cơ bản cho việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới; Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội nhằm góp phần tích cực xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Responsive image

Responsive image

Đại tá Bùi Tấn Ân, Phó Giám đốc Công an tỉnh và các đại biểu dự Hội thảo tại điểm cầu Công an tỉnh.

       Phát biểu tổng kết Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc trân trọng cảm ơn sự quan tâm, đóng góp những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm và có giá trị lý luận, thực tiễn cao của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài lực lượng CAND đưa ra tại Hội thảo.

       Đồng chí cho biết, qua Hội thảo, các đại biểu đã một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cần tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng, chống tội phạm theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội trong phòng, chống tội phạm. Xác định công tác phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên, liên tục và lâu dài.

       Đặc biệt chú trọng hoạt động phòng ngừa tội phạm từ sớm, từ xa, từ khi tội phạm mới manh nha, hình thành; phòng ngừa phải bắt đầu từ cơ sở, từ quản lý con người, quản lý dân cư, từ khi soạn thảo, tham mưu cơ chế, chính sách, pháp luật. Chú trọng phòng ngừa xã hội với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, kịp thời phát hiện, bịt kín những sơ hở, thiếu sót, không để tội phạm lợi dụng hoạt động; phát hiện, hòa giải kịp thời mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, không để tích tụ, hình thành các “xung đột”, “điểm nóng” về an ninh, trật tự; tăng cường giáo dục, cảm hóa những người lầm lỗi tại gia đình, cộng đồng; quản lý hiệu quả các trường hợp có nguy cơ phạm tội, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội ngay tại địa bàn cơ sở (người nghiện và sử dụng trái phép chất ma túy; người tâm thần...). Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, tạo công ăn việc làm, từng bước nâng cao thu nhập, mức sống, an sinh xã hội cho người dân; chú trọng giáo dục thế hệ trẻ, nhất là về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; phát huy vai trò của nhân tố văn hóa trong phòng, chống tội phạm... Đồng thời, cần chủ động, tích cực tấn công, trấn áp, phát hiện, điều tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi phạm tội.

Responsive image

Các điểm cầu trực tuyến tại Hội thảo.

          Đồng chí Thứ trưởng khẳng định, các tham luận và ý kiến phát biểu tại hội thảo đã phân tích, đánh giá và kiến nghị tiếp tục kế thừa, nâng cao hiệu quả các biện pháp đã, đang thực hiện. Trong đó, giải pháp mang tính chiến lược, căn cơ, lâu dài để khắc phục nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm là phải triển khai tổng thể, đồng bộ, kết hợp hài hòa, hợp lý các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, giáo dục... Bên cạnh đó, Hội thảo cũng đề xuất một số giải pháp trọng tâm phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội thời gian tới. Qua đó, đồng chí Thứ trưởng đề nghị Ban tổ chức nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu tại Hội thảo, từ đó góp phần xây dựng các luận cứ khoa học cho việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới.

Mai Phương

Hội thảo trực tuyến: Luận cứ khoa học cho việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới
Dịch vụ công trực tuyến

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng: