Cách thức thực hiện:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp tỉnh (Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội)
- Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính (nếu có).
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác thông tin người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong cơ sở dữ liệu căn cước.
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp tỉnh (Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội).
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu cung cấp thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước (Mẫu DC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an) (văn bản giấy hoặc văn bản điện tử).
4.8. Phí: Chưa quy định.
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an).
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ được khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu căn cước để phục vụ hoạt động xác thực điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số khi được người đó đồng ý.
- Trường hợp khai thác thông tin của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước và một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 16 Luật Căn cước.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023.
- Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
- Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.
- Thông tư số 18/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
Bước 1: Cơ quan, tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp tỉnh (Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội)
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn người đề nghị bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do bằng Thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an).
Bước 4: Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản trả lời tại cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp tỉnh, văn bản điện tử hoặc dịch vụ bưu chính phát đến địa chỉ theo yêu cầu (nếu có).
a. Thành phần hồ sơ:
- Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an), trong đó nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần khai thác trong Cơ sở dữ liệu căn cước và cam đoan về việc chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được khai thác.
- Xuất trình giấy tờ hợp lệ chứng minh thông tin người đến nộp hồ sơ.
b. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.